icon-zalo2
  • Sunday, 05/05/2024 10:29 AM

Giải quyết tranh chấp thương mại

08/04/2019 - 11:06 PM - 1.700 lượt xem

LUATPHAPDINH.VN - Dịch vụ Tư vấn Giải quyết tranh chấp thương mại của Công ty luật Pháp Định tư vấn pháp luật liên quan, đại diện cho khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp thương mại hoặc khởi kiện tại Tòa án. Khách có nhu cầu tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0909 666 275 - 09444 88 001 để được tư vấn miễn phí qua điện thoại.

TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

Trong quá trình hoạt động thương mại, việc tranh chấp giữa các chủ thể kinh doanh là điều không tránh khỏi. Có các loại tranh chấp thương mại như sau:

- Tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân và pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh;

- Tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty.

- Tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu;

- Tranh chấp khác theo quy định của pháp luật.

Các tranh chấp kinh tế thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án kinh tế và trọng tài kinh tế. Trước khi tranh chấp được đem ra giải quyết, bình thường các bên sẽ tiến hành thương lượng, hòa giải.

Thương lượng

Là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được giải quyết bằng phương thức này. Nhà nước khuyến khích áp dụng phương thức tự thương lượng để giải quyết tranh chấp trên tinh thần hoàn toàn tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên.

Hòa giải

Là việc các bên tiến hành thương lượng giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba là hòa giải viên. Kết quả hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp và uy tín, kinh nghiệm, kỹ năng của trung gian hòa giải, quyết định cuối cùng của việc giải quyết tranh chấp không phải của trung gian hòa giải mà hoàn toàn phụ thuộc các bên tranh chấp.
Hình thức giải quyết này có nhiều ưu điểm: hủ tục hòa giải được tiến hành nhanh gọn, chi phí thấp, các bên có quyền tự định đoạt, lựa chọn bất kỳ người nào làm trung gian hòa giải cũng như địa điểm tiến hành hòa giải. Họ không bị gò bó về mặt thời gian như trong thủ tục tố tụng tại tòa án. Hòa giải mang tính thân thiện nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển các mối quan hệ kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên. Hòa giải là mong muốn của các bên dàn xếp vụ việc sao cho không có bên nào bị thua cuộc, không dẫn đến tình trạng đối đầu, thắng thua như quá trình

kiện tụng tại tòa án.

Hình thức giải quyết này đặc biệt hiệu quả khi giải quyết những tranh chấp kinh doanh, thương mại mang tính chất kỹ thuật (xây dựng, tài chính … ). Vì rằng, các bên trong vụ việc tranh chấp hoàn toàn có quyền chủ động trong việc tìm kiếm một hòa giải viên có đủ hiểu biết để tham gia giải quyết tranh chấp. Nhưng trong thực tiễn kiện tụng tại tòa thì các bên không có quyền lựa chọn cán bộ giải quyết trừ một số trường hợp phải thay đổi hội đồng xét xử theo quy định của pháp luật. Một điều quan trọng khác mà các nhà kinh doanh cũng rất quan tâm là khi giải quyết bằng con đường này các bên kiểm soát được các tài liệu chứng cứ có liên quan (những bí mật kinh doanh) trong khi giải quyết tại tòa án thì các yêu cầu này không được đảm bảo do tòa án thực hiện xét xử theo nguyên tắc công khai.
Bên cạnh những ưa điểm trên, giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa giải vẫn còn tồn tại những nhược điểm nhất định: Việc hòa giải có được tiến hành hay không phụ thuộc vào sự nhất trí của các bên, hòa giải viên không có quyền đưa ra một quyết định ràng buộc hay áp đặt bất cứ vấn đề gì đối với các bên tranh chấp thỏa thuận hòa giải không có tính bắt buộc thi hành như phán quyết của trọng tài hay của tòa án. Thủ tục này ít được sử dụng nếu các bên không có sự tin tưởng với nhau.

Trọng tài

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường và ngày càng được các nhà kinh doanh ưa chuộng. Đó là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuản tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành.
Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp này là có tính linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên; tính nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật. Trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc án, quyết định trọng tài không được công bố công khai, rộng rãi. Theo nguyên tắc này họ có thể giữ được bí quyết kinh doanh cũng như danh dự, uy tín của mình. Giải quyết trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ do các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho mình. Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, đây là ưu thế vượt trội so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa giải. Sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay tòa án nào.
Nhược điểm: Giải quyết bằng phương thức trọng tài đòi hỏi chi phí tương đối cao, vụ việc giải quyết càng kéo dài thì phí trọng tài càng cao. Việc thi hành quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như việc thi hành bản án, quyết định của tòa án.

Tòa án

Việc đưa tranh chấp ra xét xử tại tòa án có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm nhất định, ưu điểm của hình thức giải quyết tranh chấp thông qua tòa án là: Do là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế, do đó khi đã đưa ra tòa án thì quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án.
Tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức này cũng có những nhược điểm nhất định vì thủ tục tại tòa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó. Bên cạnh đó, nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ.
Chính vì những nhược điểm này mà hình thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án ít khi được các thương nhân lựa chọn và các thương nhân thường xem đây là phương thức lựa chọn cuối cùng của mình khi các phương thức thương lượng, hòa giải, trọng tài không mang lại hiệu quả.

Công Ty Luật Pháp Định – Số 454 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh (T7 - Tòa nhà Lộc Lê). Điện thoại: 0909 666 275 – 0944 488 001 – Email: luatphapdinh@gmail.com – Website: www.luatphapdinh.vn.
Luật Pháp Định hân hạnh được đáp ứng các yêu cầu cũng như nhận được sự hợp tác từ Quý khách hàng. Cảm ơn Quý vị đã, đang và hướng đến đồng hành cùng chúng tôi trong các vấn đề pháp lý. 
Trân trọng!
 
 

CÔNG TY LUẬT PHÁP ĐỊNH
Quý khách liên hệ với chúng tôi
CÔNG TY LUẬT PHÁP ĐỊNH
454 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh (T7 - Tòa nhà Lộc Lê)
0909 666 275 - 094 44 88 001
0909 666 275 (Luật sư Cường)
Đăng ký luật sư tư vấn Đăng ký ngay

Các tin tức khác

Giải quyết tranh chấp nợ vay

  • 27/12/2022

  • |
  • 1.271 lượt xem

Giải quyết tranh chấp đất đai

  • 27/12/2022

  • |
  • 1.271 lượt xem

Giải quyết tranh chấp lao động

  • 27/12/2022

  • |
  • 1.271 lượt xem

Thủ tục kháng cáo

  • 27/12/2022

  • |
  • 1.271 lượt xem

Giải quyết tranh chấp nợ vay

  • 27/12/2022

  • |
  • 1.271 lượt xem

Giải quyết tranh chấp đất đai

  • 27/12/2022

  • |
  • 1.271 lượt xem

CHÍNH SÁCH VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHÍNH SÁCH VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý dưới các hình thức: tư vấn pháp luật; tham gia tố tụng; đại diện ngoài tố tụng... Luật Pháp Định xin nêu ra một số quy định về trợ giúp pháp lý miễn phí (Theo Luật trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành) như sau: I - NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ: 1. Người thuộc hộ nghèo. 2. Người có công với cách mạng bao gồm: - Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; - Người ...

CÔNG TY LUẬT PHÁP ĐỊNH

Địa chỉ: 454 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh (T7 - Tòa nhà Lộc Lê)

Điện thoại/ Hotline: 0909 666 275 - 094 44 88 001

Copyright © luatphapdinh.vn