icon-zalo2
  • Saturday, 18/05/2024 11:31 PM

Quyền nuôi con sau khi ly hôn

18/04/2019 - 10:12 AM - 624 lượt xem

LUATPHAPDINH.VN - Khi ly hôn, tất cả mọi thứ đều biến thành của riêng. Không chỉ tài sản mà con cái cũng bị đưa ra giành giật hoặc đùn đẩy phó thác. Việc tranh giành con cái cũng gay gắt không kém tranh giành tài sản. Tuy nhiên không phải ai cũng biết theo pháp luật việc chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con cái sau khi ly hôn được quy định như nào và được áp dụng ra sao. Do đó, Luật Pháp Định xin tư vấn cho quý khách hàng về các quy định quyền nuôi con sau khi ly hôn để quý khách hàng tham khảo và nắm đưuọc rõ hơn vấn đề này.

Tranh-chấp-quyền-nuôi-con-10-tháng-tuổi-sau-khi-ly-hôn-internet-660x330

Luật sư tư vấn quyền nuôi con khi ly hôn - Hotline: 0909.666.275
 

Sau khi ly hôn, theo pháp luật Việt Nam thì cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật dân sự 2015 và các luật khác có liên quan.

Theo đó, dù đã ly hôn nhưng cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ trong nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục đối với con khi con thuộc một trong ba trường hợp sau:

  • Con chưa thành niên: con chưa thành niên theo Bộ luật dân sự là những người chưa đủ 18 tuổi.
  • Con đã thành niên nhưng mất năng lựa hành vi dân sự: trường hợp này là những người đã từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng lại thuộc một trong các trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2015.
  • Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Sau khi ly hôn, nếu con cái mà thuộc một trong các trường hợp trên thì cha mẹ phải có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con. Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ hoặc chồng sẽ là người trực tiếp nuôi con, người còn lại không trực tiếp nuôi con nhưng có nghĩa vụ cấp dưỡng và thăm nom con. Việc phân chia người trực tiếp nuôi con sau ly hôn được thực hiên theo một trong các trường hợp sau:

  • Trường hợp thứ nhất: vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con; quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Nếu vợ chồng thỏa thuạn và thỏa thuận hợp pháp thì việc nuôi con sẽ theo thỏa thuận.
  • Trường hợp thứ hai: vợ chồng không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không hợp pháp do bị lừa dối, ép buộc… thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Trường hợp thứ ba: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo đó, việc trực tiếp nuôi dạy con sau ly hôn vẫn ưu tiên đến thỏa thuận của hai vợ chồng. nếu vợ chồng không thỏa thuận được, có tranh chấp thì Tòa án sẽ là bên có thẩm quyền giao con cho một bên để trực tiếp nuôi. Trừ trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì đương nhiên được giao cho mẹ trực tiêp nuôi. Quy định này rất phù hợp vì trẻ em dưới 36 tháng tuổi cần thiết có mẹ chăm sóc đảm bảo sức khỏe cũng như nhu cầu về mọi mặt để phát triển.

Tuy nhiên không phải sau khi đã phân chia người có quyền trực tiếp nuôi con xong thì các bên không được thay đổi. Nhà làm luật đã dự trù và quy định các trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể, trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 5 Điều 84 luật hôn nhân và gia đình thì Tòa án có thể quyết định việc thay đổi trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con khi có một trong các căn cứ sau:

  • Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  • Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con.

Trên đây là những nội dung luật sư tư vấn, tham gia giải quyết về lĩnh vực Hôn nhân gia đình - liên quan đến các vấn đề mà quý vị đang vướng mắc, gặp phải. Chúng tôi rất hân hạnh được giải đáp cũng như tháo gỡ các vướng mắc của quý vị, góp phần thông tin và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của quý khách hàng một cách hiệu quả.

Trân trọng./.


CÔNG TY LUẬT PHÁP ĐỊNH
Quý khách liên hệ với chúng tôi
CÔNG TY LUẬT PHÁP ĐỊNH
454 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh (T7 - Tòa nhà Lộc Lê)
0909 666 275 - 094 44 88 001
0909 666 275 (Luật sư Cường)
Đăng ký luật sư tư vấn Đăng ký ngay

Chuyên tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý 24/7 Skype - Zalo

Đang online: 2

Tổng truy cập: 621.564

CHÍNH SÁCH VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHÍNH SÁCH VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý dưới các hình thức: tư vấn pháp luật; tham gia tố tụng; đại diện ngoài tố tụng... Luật Pháp Định xin nêu ra một số quy định về trợ giúp pháp lý miễn phí (Theo Luật trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành) như sau: I - NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ: 1. Người thuộc hộ nghèo. 2. Người có công với cách mạng bao gồm: - Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; - Người ...

CÔNG TY LUẬT PHÁP ĐỊNH

Địa chỉ: 454 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh (T7 - Tòa nhà Lộc Lê)

Điện thoại/ Hotline: 0909 666 275 - 094 44 88 001

Copyright © luatphapdinh.vn