icon-zalo2
  • Saturday, 18/05/2024 11:59 PM

Các điều khoản cơ bản của hợp đồng thành lập công ty

11/04/2019 - 12:22 PM - 675 lượt xem

LUATPHAPDINH.VN - Ngày nay, khó có ai có thể tưởng tượng được rằng trong hoạt động kinh tế nói riêng  và trong đời sống xã hội nói chung lại có thể thiếu bóng dáng của những công ty.

Để tồn tại lâu dài, bền vững và tránh những hiểm họa cho xã hội, các công ty cần có một cơ sở pháp lý là hợp đồng thành lập công ty hay khế ước lập hội với tính cách là một chế định pháp luật nhằm điều tiết những quyền lợi riêng của từng thành viên trong công ty, những quyền lợi chung giữa những quyền lợi của thương hội do họ lập ra và các lợi ích liên quan của cộng đồng. Bởi vậy, nghiên cứu hợp đồng thành lập công ty có một ý nghĩa quan trọng không chỉ nhằm phát triển khoa học pháp lý, xây dựng pháp luật mà còn nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn của việc thành lập công  ty, thực tiễn giải quyết các tranh chấp liên quan đến các hoạt động của công ty.

Có thể hiểu rằng hợp đồng thành lập công ty là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lí liên quan đến quá trình đầu tư góp vốn thành lập một tổ chức kinh tế mới giữa các nhà đầu tư.


Các điều khoản cơ bản của hợp đồng thành lập công ty - (Ảnh minh họa)


Những điều khoản cơ bản của hợp đồng thành lập công ty

Điều khoản về loại hình và tên gọi công ty

Luật Doanh nghiệp đưa ra năm mô hình để các nhà đầu tư lựa chọn, đó là doanh nghiệp tư nhân, công ty  hợp danh, công ty  trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần . Hợp đồng thành lập công ty chỉ áp dụng cho việc cho việc thành lập công ty hợp danh, công ty TNHH hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. Việc lựa chọn mô hình công ty hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích kinh doanh và nhu cầu sử dụng tổ chức kinh tế của các nhà đầu tư. Sau khi lựa chọn một mô hình phù hợp nhất với mục đích và nhu cầu kinh doanh, các bên phải thỏa thuận về tên gọi của công ty. Tên gọi phù hợp quy định của nghị định 78/2015/NĐ-CP. Thỏa thuận về tên gọi và loại hình công ty là thỏa thuận được ghi nhận đầu tiên trong hợp đồng thành lập công ty là cơ sở để tiến hành các thỏa thuận còn lại trong hợp đồng.

Thỏa thuận về ngành nghề đăng ký kinh doanh

Hiện nay, trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không thể hiện thông tin ngành nghề kinh doanh. Mặt khác luật cũng quy định doanh nghiệp được phép kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm, tuy nhiên doanh nghiệp cũng có nghĩa vụ thông báo các ngành nghề này với phòng đăng ký kinh doanh để tránh bị phạt khi xuất hóa đơn không có ngành nghề.

Nhà đầu tư có thể tự do lựa chọn một hoặc nhiều ngành nghề đăng ký kinh doanh theo nguyện vọng và khả năng của mình.

Thỏa thuận về góp vốn

Thỏa thuận góp vốn chính là thỏa thuận quan trọng nhất trong một hợp đồng thành lập công ty. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2015, góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu chung của công ty, như vậy có thể hiểu một cách đơn giản, góp vốn chính là dung tài sản của mình để mua quyền sở hữu công ty. Luật Doanh nghiệp 2015 cũng quy định các loại tài sản góp vốn: “Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử sụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật, các tài sản khác ghi trong điều lệ công ty do thành viên góp vốn ghi trong điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty”

Trong hợp đồng, các bên phải thỏa thuận các điều khoản liên quan đến: số vốn góp vào công ty của từng thành viên, loại tài sản dùng để góp vốn, thời điểm góp vốn hoặc lộ trình góp vốn đối với những nhà đầu tư góp vốn nhiều lần. Đối với mỗi loại tài sản góp vốn, các bên phải có sự thỏa thuận khác nhau.

Thỏa thuận về cơ cấu tổ chức quản lý công ty

`Sau khi hợp đồng thành lập công ty được kí kết, công ty phải tiến hành một số thủ tục để đăng ký doanh nghiệp cũng như chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất cho quá trình hoạt động của công ty sau này, vì vậy các thành viên phải thỏa thuận các điều khoản về cơ cấu tổ chức, các chức danh quản lý doanh nghiệp trong hợp đồng thành lập công ty. Nhà đầy tư cũng phải lựa chọn người đại diện theo pháp luật của công ty để thực hiện các giao dịch của công ty trước khi đăng kí doanh nghiệp và ghi vào trong hồ sơ đăng kí doanh nghiệp.

Thỏa thuận về hoạt động phục vụ cho việc thành lập và kinh doanh công ty

Để công ty có thể tiến hành hoạt động kinh doanh ngay sau khi cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, nhà đầu tư cần phải kí một số hợp đồng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty như: thuê trụ sở, địa điểm kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng…Nhà đầu tư sẽ quy định trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên.

Thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại

Thực tế cho thấy, nhiều nhà đầu tư sau khi tham gia ký kết nhưng không tham gia hợp đồng thành lập công ty, đăng ký góp vốn nhưng lại không tiến hành góp vốn theo thỏa thuận. Theo pháp luật về doanh nghiệp, chế tài dành cho những nhà đầu tư này nặng nhất là khai trừ tư cách thành viên công ty. Thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại chính là nhằm mục đích tránh những rủi ro kể trên. Nội dung của thỏa thuận này mang tính chất răn đê, buộc các nhà đầu tư tham gia kí kết hợp đồng thành lập công ty phải thực hiện nghiêm túc các điều khoản của hợp đồng.

Thỏa thuận về giải quyết tranh chấp

Những tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh  từ hợp đồng thành lập công ty là điều không thể tránh khỏi. Việc hợp đồng thành lập công ty có điều khoản về giải quyết tranh chấp là cần thiết nhằm phòng tránh những rủi ro phát sinh từ mâu thuẫn trong quá trình thực hiện hợp đồng. Theo quy định của pháp luật, có bốn hình thức giải quyết tranh chấp để nhà đầu tư lựa chọn: thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại, tòa án. Nhà đầu tư tham gia  hợp đồng thành lập công ty có mục đích chung là thành lập một tổ chức kinh tế, cùng nhau kinh doanh, cùng nhau chia lợi nhuận và rủi ro. Do đó, khi phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn nên chọn hình thức giải quyết tranh chấp linh hoạt, hiệu quả và phải bảo đảm duy trì được mối quan hệ giữa các bên. Vì vậy, trong các hình thức giải quyết tranh chấp, hòa giải là hình thức tương đối phù hợp với hợp đồng thành lập công ty.

Trong trường hợp sau khi thương lượng, hòa giải tranh chấp không được giải quyết, nhà đầu tư có thể giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thương mại hoặc Tòa án. Trường hợp nhà đầu tư lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, nhà đầu tư phải ghi nhận thỏa thuận trọng tài vào hợp đồng.

 

Trên đây là những nội dung luật sư tư vấn, tham gia giải quyết về lĩnh vực Doanh nghiệp - liên quan đến các vấn đề mà quý vị đang vướng mắc, gặp phải. Chúng tôi rất hân hạnh được giải đáp cũng như tháo gỡ các vướng mắc của quý vị, góp phần thông tin và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của quý khách hàng một cách hiệu quả.

Trân trọng./.


CÔNG TY LUẬT PHÁP ĐỊNH
Quý khách liên hệ với chúng tôi
CÔNG TY LUẬT PHÁP ĐỊNH
454 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh (T7 - Tòa nhà Lộc Lê)
0909 666 275 - 094 44 88 001
0909 666 275 (Luật sư Cường)
Đăng ký luật sư tư vấn Đăng ký ngay

Các bài viết khác

Chuyên tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý 24/7 Skype - Zalo

Đang online: 1

Tổng truy cập: 621.570

CHÍNH SÁCH VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHÍNH SÁCH VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý dưới các hình thức: tư vấn pháp luật; tham gia tố tụng; đại diện ngoài tố tụng... Luật Pháp Định xin nêu ra một số quy định về trợ giúp pháp lý miễn phí (Theo Luật trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành) như sau: I - NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ: 1. Người thuộc hộ nghèo. 2. Người có công với cách mạng bao gồm: - Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; - Người ...

CÔNG TY LUẬT PHÁP ĐỊNH

Địa chỉ: 454 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh (T7 - Tòa nhà Lộc Lê)

Điện thoại/ Hotline: 0909 666 275 - 094 44 88 001

Copyright © luatphapdinh.vn