icon-zalo2
  • Saturday, 18/05/2024 11:08 PM

đăng ký nhãn hiệu tập thể

19/07/2019 - 11:48 PM - 767 lượt xem
LUATPHAPDINH.VN - Căn cứ theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) thì Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ ( đặc điểm chung của nhãn hiệu) của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
 

     Đăng ký nhãn hiệu tập thể - Hotline: 0909.666.275 
 
      Tuy nhiên, để khẳng định tên tuổi của mình cũng như phân biệt với các thành viên khác, mỗi thành viên cũng có thể sử dụng cùng lúc nhãn hiệu tập thể với nhãn hiệu riêng của mình cho sản phẩm, dịch vụ do mình đưa ra thị trường.
     Chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể phải là một tập thể, theo đó cá nhân, tổ chức nào là thành viên của tập thể đó mới được sử dụng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Nhãn hiệu tập thể có tính đại diện cho tập thể, do vậy nó cũng phải được quản lý chặt chẽ thông qua Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.
      Việc bảo hộ nhãn hiệu tập thể cũng tương tự như đối với việc bảo hộ nhãn hiệu thông thường, cụ thể chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể cũng có các quyền năng bao gồm ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu tập thể, cho phép người khác (thành viên) sử dụng nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu tập thể, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tập thể hoặc khởi kiện tại tòa án đối với hành vi này.

      Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể:

      Bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể bao gồm:

      + Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;
      + Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;
      + Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
      + Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
     + Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Theo đó, cần lưu ý về những nội dung cần có của quy chế tập thể như sau:
      + Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu của nhãn hiệu tập thể;
      + Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;
      + Danh sách các tổ chức, cá nhân là thành viên được phép sử dụng nhãn hiệu;
      + Các điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;
      + Các biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.
      + Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (trong trường hợp nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
      + Bản đồ xác định lãnh thổ (trong trường hợp nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

      Trình tự đăng ký nhãn hiệu tập thể:

      Bước 1: Thẩm định hình thức:

      Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn đăng ký bảo hộ về việc có đủ điều kiện như hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…

      Nếu đơn đăng ký đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.

      Nếu đơn đăng ký không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị sửa đổi. Chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.

       Bước 2: Công bố đơn đăng ký hợp lệ ( thời hạn là 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ)

      Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

      Bước 3: Thẩm định nội dung đơn ( 09 tháng từ ngày công bố đơn)

     Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu tập thể được nộp đơn đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu tập thể đăng ký.

      Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu. Chủ đơn xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu tập thể cho tổ chức tập thể của mình.

      Bước 4: Cấp văn bằng bảo hộ:

      Sau khi có quyết định cấp văn bằng, chủ đơn đăng ký nộp lệ phí vấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Thời gian cấp là từ 02 – 03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí  cấp văn bằng.

      Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu

      Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.
      Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là một thủ tục phức tạp, mang tính chuyên môn cao. Do đó, để tiết kiêm thời gian, giảm thiểu các sai sót mắc phải cũng như tăng khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu. Khi cần quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ thực hiện thủ tục trên.


Công Ty Luật Pháp Định – Số 454 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh (T7 - Tòa nhà Lộc Lê). Điện thoại: 0909 666 275 – 0944 488 001 – Email: luatphapdinh@gmail.com – Website: www.luatphapdinh.vn.
Luật Pháp Định hân hạnh được đáp ứng các yêu cầu cũng như nhận được sự hợp tác từ Quý khách hàng. Cảm ơn Quý vị đã, đang và hướng đến đồng hành cùng chúng tôi trong các vấn đề pháp lý. 
Trân trọng!

CÔNG TY LUẬT PHÁP ĐỊNH
Quý khách liên hệ với chúng tôi
CÔNG TY LUẬT PHÁP ĐỊNH
454 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh (T7 - Tòa nhà Lộc Lê)
0909 666 275 - 094 44 88 001
0909 666 275 (Luật sư Cường)
Đăng ký luật sư tư vấn Đăng ký ngay

Các bài viết khác

Chuyên tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý 24/7 Skype - Zalo

Đang online: 2

Tổng truy cập: 621.562

CHÍNH SÁCH VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHÍNH SÁCH VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý dưới các hình thức: tư vấn pháp luật; tham gia tố tụng; đại diện ngoài tố tụng... Luật Pháp Định xin nêu ra một số quy định về trợ giúp pháp lý miễn phí (Theo Luật trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành) như sau: I - NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ: 1. Người thuộc hộ nghèo. 2. Người có công với cách mạng bao gồm: - Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; - Người ...

CÔNG TY LUẬT PHÁP ĐỊNH

Địa chỉ: 454 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh (T7 - Tòa nhà Lộc Lê)

Điện thoại/ Hotline: 0909 666 275 - 094 44 88 001

Copyright © luatphapdinh.vn