icon-zalo2
  • Saturday, 18/05/2024 10:05 PM

Thủ tục thay đổi tên công ty

12/04/2019 - 11:37 PM - 577 lượt xem

LUATPHAPDINH.VNTên doanh nghiệp (tên công ty) có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, khi có sự thay đổi về ngành, nghề, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp hoặc xét thấy tên công ty không còn phù hợp, không đáp ứng quy mô hoặc ngành nghề thì việc đổi tên là một việc làm cần thiết. Trong bài viết này, Luật Pháp Định xin chia sẻ đến Quý Doanh nghiệp những vấn đề liên quan đến việc thay đổi tên Doanh nghiệp như sau:

Thủ-tục-thay-đổi-tên-công-ty
Tư vấn thay đổi tên Công ty - Hotline: 0909.666.275

1. Các vấn đề về đặt tên Doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tên doanh nghiệp bao gồm tên doanh nghiệp bằng tiếng việt, tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp

Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

  • Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;

  • Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp

  • Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

  • Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

  • Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

Các trường hợp tê gây nhầm lẫn đối với tên doanh nghiệp đã đăng ký, bao gồm:

  • Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;

  • Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

  • Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;

  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

  • Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

Lưu ý: Doanh nghiệp cần tra cứu tên doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để xác minh xem tên dự định đặt có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên Doanh nghiệp khác đã đăng ký không

Sau khi đã chọn được tên công ty mới, doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, điền thông tin theo mẫu quy định pháp luật hiện hành và nộp đến phòng đăng ký kinh doanh để chờ được phê duyệt cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới.

2. Thành phần hồ sơ thay đổi tên Doanh nghiệp

Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà thủ tục thay đổi tên Doanh nghiệp có những loại giấy tờ riêng. Theo đó, hồ sơ thay đổi tên doanh nghiệp về cơ bản gồm những giấy tờ sau đây:

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; Thông báo bao gồm các nội dung:

  • Tên doanh nghiệp;

  • Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

  • Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

  • Nội dung thông tin thay đổi: Thay đổi tên doanh nghiệp;

  • Họ tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

– Đối với công ty TNHH 1 thành viên: Quyết định của chủ sở hữu về việc thay đổi tên doanh nghiệp.

– Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên và Công ty hợp danh: Quyết định và Bản sao hợp lệ biên bản họp Hội đồng thành viên.

– Đối với công ty cổ phần: Quyết định và Bản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông.

Ngoài ra để thủ tục được giải quyết suôn sẻ, nhanh chóng. Doanh nghiệp cần đồng thời chuẩn bị các loại vă bản khác như: Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ, mục lục hồ sơ, bìa hồ sơ (theo mẫu quy định), giấy ủy quyền thủ tục đăng ký thay đổi Doanh nghiệp (nếu có).

3. Nộp hồ sơ thay đổi tên Doanh nghiệp và thời hạn giải quyết hồ sơ

Doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức nộp hồ sơ bao gồm Sử dụng chữ ký số hoặc Sử dụng Tài khoản đăng ký doanh nghiệp và thay đổi tên doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử quốc gia hoặc nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi Doanh nghiệp đăng ký thành lập

Theo quy định của pháp luật, thời hạn giải quyết hồ sơ là 03 ngày làm việc. Tuy nhiên, việc thụ lý và giải quyết hồ sơ trên thực tế của cơ quan đăng ký kinh doanh có thể kéo dài thời hạn nêu trên từ 01 đến 02 ngày làm việc.

4. Công bố thông tin thay đổi đăng ký Doanh nghiệp.

Sau khi Công ty có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới, doanh nghiệp cần làm thủ tục công bố thông tin cho doanh nghiệp.

Công bố thông tin là thủ tục bắt buộc khi thay đổi đăng ký doanh nghiệp.

Theo quy định tại Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/07/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư. Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

5. Khắc lại con dấu mới

Theo quy định thì nội dung con dấu của doanh nghiệp phải thể hiện thông tin tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Do đó sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới với nội dung tên doanh nghiệp đã thay đổi thì doanh nghiệp phải tiến hành khắc lại con dấu theo tên mới và thực hiện thủ tục thay đổi mẫu dấu.

Hồ sơ thay đổi mẫu dấu là thông báo về việc thay đổi mẫu con dấu của doanh nghiệp theo mẫu ban hành kèm theo thông tư 20/2015/TT-BKHĐT. Thủ tục thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu được thực hiện trên trang web Cổng thông tin điện tử quốc gia sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh.

6. Tiến hành thủ tục tại cơ quan quản lý thuế nơi công ty đặt trụ sở

Khi thay đổi tên mà doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn có in sẵn tên, địa chỉ trên hóa đơn, đã thực hiện thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng hết, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, thì doanh nghiệp thực hiện như sau:

  • Đóng dấu tên mới vào bên cạnh tiêu thức tên cũ

  • Gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan quản lý thuế trực tiếp theo mẫu số 3.13 phụ lục 3 ban hành kèm theo thông tư 39/2014/TT-BTC

  • Thông báo đến các cơ quan liên quan khác

Sau khi hoàn tất mọi thủ tục về mặt pháp lý thì doanh nghiệp cần:

  • Thông báo tới ngân hàng về việc thay đổi tên tài khoản ngân hàng;

  • Thông báo tới cơ quan bảo hiểm xã hội về thông tin chủ thể tham gia bảo hiểm xã hội;

  • Thông báo tới các cơ quan quản lý chuyên ngành nếu kinh doanh ngành nghề có điều kiện, chịu sự quản lý của các cơ quan chuyên môn;

  • Thông báo tới các đối tác, khách hàng,….

Lưu ý: Phòng Đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và quyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, đối với những trường hợp như vậy doanh nghiệp cần có đơn giải trình sát đáng dựa trên các quy định pháp luật hiện hành để đối đáp, thuyết phục Phòng ĐKKD chấp thuận tên mới của doanh nghiệp.

Trên đây là những nội dung luật sư tư vấn, tham gia giải quyết về lĩnh vực Doanh nghiệp - liên quan đến các vấn đề mà quý vị đang vướng mắc, gặp phải. Chúng tôi rất hân hạnh được giải đáp cũng như tháo gỡ các vướng mắc của quý vị, góp phần thông tin và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của quý khách hàng một cách hiệu quả.

Trân trọng./.


CÔNG TY LUẬT PHÁP ĐỊNH
Quý khách liên hệ với chúng tôi
CÔNG TY LUẬT PHÁP ĐỊNH
454 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh (T7 - Tòa nhà Lộc Lê)
0909 666 275 - 094 44 88 001
0909 666 275 (Luật sư Cường)
Đăng ký luật sư tư vấn Đăng ký ngay

Các bài viết khác

Chuyên tư vấn và thực hiện các dịch vụ pháp lý 24/7 Skype - Zalo

Đang online: 3

Tổng truy cập: 621.552

CHÍNH SÁCH VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHÍNH SÁCH VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý dưới các hình thức: tư vấn pháp luật; tham gia tố tụng; đại diện ngoài tố tụng... Luật Pháp Định xin nêu ra một số quy định về trợ giúp pháp lý miễn phí (Theo Luật trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành) như sau: I - NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ: 1. Người thuộc hộ nghèo. 2. Người có công với cách mạng bao gồm: - Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; - Người ...

CÔNG TY LUẬT PHÁP ĐỊNH

Địa chỉ: 454 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh (T7 - Tòa nhà Lộc Lê)

Điện thoại/ Hotline: 0909 666 275 - 094 44 88 001

Copyright © luatphapdinh.vn